Thực tế cho thấy nỗi sợ thứ 6 ngày 13 liên quan đến những kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là những lý thuyết khoa học được chứng minh.
Hôm nay là thứ 6 ngày 13/5/2016, đây được coi là một trong những ngày xui xẻo nhất trong năm 2015 của nhiều nước trên thế giới. Vậy nguồn gốc ngày này là như thế nào và vì sao nó lại được coi là ngày xui xẻo? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Nỗi ám ảnh của mọi người về thứ 6 ngày 13 đã được gọi là paraskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi của từng người". Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Đây là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13).
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13. Ngoài ra, rất nhiều các khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau. Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 giờ trong 1 ngày, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel. Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Hình 12 cung hoàng đạo thường thấy.
Ngoài ra, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần của hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thân được mời tham dự tiệc, Loki cũng đến dự với tư cách "khách không mời mà đến". Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh. Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hơn 80% các toà nhà cao tầng không có tầng 13. Nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13.
Vậy còn ngày thứ 6? Tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người? Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiển ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó. Các tín đồ cảu đạo Thiên chúa , luôn coi thứ 6 ngày 13 được coi là ngày tội lỗi bi lịch; bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Mặc dù vậy, vẫn có những nỗ lực chúng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường nhưng nhiều thứ khác. Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với Đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa. Bản thân Fowler cũng là một người có cuộc đời gắn liền với nhiều số 13 như ông tham gia 13 trận đánh lớn hay ông giải ngũ vào ngày 13/8/1863, mặc dù vậy Fowler tin rằng con số này không liên quan gì đến vận mệnh của mỗi người.
William Fowler - người sáng lập Câu lạc bộ 13.
Theo luật của câu lạc bộ, mỗi buổi họp sẽ được tổ chức vào ngày 13 hàng tháng và các hội viên sẽ phải ngồi theo bàn với số lượng 13 người/một bàn. Ngay sau khi thành lập, Fowler đã phải nghe những lời xì xào về việc 1 trong số 13 người ngồi trong 1 bàn sẽ chết trong năm đó hay nếu câu lạc bộ gặp mặt vào thứ 6 ngày 13 thì sẽ xảy ra một tai họa khủng khiếp. Cứ như thế, một buổi họp đã diễn ra đúng vào cái ngày mà nhiều người cho rằng luôn đem lại xui xẻo - thứ 6 ngày 13/1/1881 - thậm chí, buổi họp còn tổ chức bên trong căn phòng số 13 của quán Knickerbocker Cottage lúc đó nằm tại số 456, Đại lộ 6. Nhưng kết thúc buổi họp mà không hề có chuyện gì xảy ra cả, danh tiếng Câu lạc bộ 13 ngày càng tăng và nó trở thành một trong những câu lạc bộ nổi tiếng nhất trong lịch sử New York. Tính đến năm 1887, số người tham dự đã vượt qua con số 500 trước khi đóng cửa vào năm 1940.
Thực tế cho thấy nỗi sợ thứ 6 ngày 13 liên quan đến những kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là những lý thuyết khoa học được chứng minh. Người ta học được từ thuở bé rằng thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng. Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ 6 ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cà phê, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, thì những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào thứ 6 ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.
Tham khảo History, NationalGeographic
Trước đây, ở các nước như Anh, Đức và Bồ Đào Nha và nói chung trong nền văn hóa toàn cầu, ngày thứ Sáu trùng với ngày 13 của bất kỳ tháng nào đều được xem như là một ngày kém may mắn.
Ngày nay, quan niệm về Thứ 6 ngày 13 đã thay đổi, có thể “hên” và cũng có thể “xui”.
Lý giải của dân gian
Nỗi sợ thứ Sáu ngày 13 bao gồm: sợ ngày thứ Sáu và sợ con số 13. Hai nỗi sợ này xuất phát từ phương Tây, đậm nhất là trong hệ thống tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo.
Những người theo đạo Thiên Chúa có truyền thống rất cảnh giác với ngày thứ Sáu bởi vì đó là ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá. Thêm vào đó, một số các nhà Thần học còn tin rằng ông Adam và bà Eva đã “ăn trái cấm” vào ngày thứ Sáu, và trận Đại hồng thủy ngàn xưa cũng bắt đầu vào ngày thứ Sáu. Trong quá khứ, rất nhiều tín đồ Thiên chúa giáo không bao giờ bắt đầu những dự án mới hoặc những chuyến đi vào ngày thứ Sáu, họ sợ rằng sẽ bị phá sản ngay từ đầu.
Riêng các thủy thủ, vốn là những người rất mê tín, cũng thường không ra khơi vào ngày thứ Sáu. Vì một sự kiện sau đây. Theo một số các truyền thuyết hư cấu, trong thế kỷ 17, vào một ngày thứ Sáu, để trấn an sự sợ hãi, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa một chiếc thuyền vào hoạt động. Hải quân đã chọn ra khơi vào ngày thứ Sáu, khai trương chiếc thuyền vào ngày thứ Sáu, và thậm chí chọn cả vị thuyền trưởng tên là Jame's Friday để điều hành con tàu. Sáng thứ Sáu đó, con tàu khởi hành chuyến đi đầu tiên và mất tích mãi mãi…
Còn con số 13 là con số rất có ý nghĩa đối với người theo đạo Thiên Chúa bởi vì nó là số người có mặt trong Bữa-Ăn-Tối-Cuối-Cùng (gồm Chúa Jesus và vị 12 Thánh Tông đồ). Trong bữa tiệc này, chính tên Tông đồ Judas phản bội Chúa là thành viên thứ 13.
Ngoài ra, về mặt số học, số 13 là số đứng sau số 12, con số mà theo những nhà số học cho rằng đó là một con số hoàn hảo vì một năm có 12 tháng, 12 giờ hoàng đạo, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 bộ tộc của Israel, 12 tông đồ của Jesus, 12 ngày của Giáng Sinh và 12 quả trứng được một tá trứng! Chính vì vậy, số 13 sau số 12 hoàn hảo nên nó thành một con số thừa, một con số không may.
Một số chuyện “xui” vào Thứ 6 ngày 13
Một số chuyện “xui” được liệt kê dưới đây. Hẳn là còn vô số ví dụ khác không thể đếm xuể.
Trước hết, vào ngày 13/8/1521, quân đội Tây Ban Nha tiêu diệt đế chế Aztec, đổi tên thủ đô Tenochtitlán của đế chế suy vong thành Mexico City.
Ngày 13/9/1940, 5 quả bom của phát xít Đức rơi trúng cung điện Buckingham và phá hủy nhà thờ trong cung điện. Những quả bom được ném trong chiến dịch không kích mang tên "Blitz" của trùm phát xít Adolf Hitler.
Ngày 13/6/1952, thống đốc bang Massachusetts, ông Kyle McArthur, cấm tất cả ô tô cá nhân lưu thông trong thứ Sáu ngày 13/6/1952. Lệnh cấm của thống đốc buộc người dân phải đổ xô tới các phương tiện giao thông công cộng. Hậu quả là 9 chiếc xe buýt đâm vào nhau ở thành phố Boston. Tất cả xe buýt gặp nạn đều quá tải vì chở nhiều hành khách.
Ngày 13/7/1956, Mỹ và Anh bác bỏ đề nghị của Ấn Độ và Nam Tư về việc ngừng thử bom khinh khí trong khí quyển.
Vào 13h13 ngày 11/4/1970 con tàu Apollo 13 được phóng để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng lần thứ ba. Tổng của hai số cuối trong ngày, tháng, năm khởi hành của nó (4-11-70) là 13 (4+1+1+7+0 = 13). Tàu hứng chịu một vụ nổ vào ngày 13/4/1970 (không phải thứ Sáu) và phi hành đoàn buộc phải quay trở về Trái Đất.
Ngày 13/11/1970, một cơn bão lớn tại Nam Á giết chết khoảng 300.000 người ở Chittagong, Bangladesh. Những trận lũ lụt do bão gây nên cũng khiến khoảng một triệu người ở vùng châu thổ sông Hằng mất mạng.
Và vào ngày 13/1/1989, virus mang tên "Thứ Sáu ngày 13" tấn công vài trăm máy tính của hãng IBM trên lãnh thổ nước Anh, phá hủy các tệp chương trình. Dư luận thế giới bấy giờ hoang mang bởi vào thời điểm đó người ta chưa từng chứng kiến việc virus máy tính tấn công trên diện rộng.
Một số chuyện “hên” vào Thứ 6 ngày 13
Tương tự chuyện “xui”, con số chuyện hên cũng không đếm xuể. Sau đây cũng chỉ là một số ví dụ tượng trưng.
Trong lĩnh vực Thiên văn học, các đêm ngày đẹp, nhật thực - nguyệt thực, xảy ra khá huyền bí trùng vào các thứ 6 ngày 13, từ 13/07/1984, 13/02/1987, 13/03/1998 đến 13/10/2000. Thật trùng hợp, chính đó cũng là các ngày trăng tròn.
Trong đời sống, đối với những người “ghiền” xe, các thứ 6 ngày 13 là dịp may mắn trong năm. Quả vậy, kể từ năm 1981, hàng năm, những tín đồ đam mê xe máy lại chọn một ngày thứ 6 ngày 13 để tổ chức họp mặt tại cảng Dover, Ontario, Canada. Ban đầu, sự kiện chỉ thu hút có 25 người tham dự, nhưng từ 13/08/2004 đến nay, con số ấy đã lên tới hơn 100.000 người.
Còn sau đây là các hiện tượng trong lĩnh vực nghệ thuật. Chẳng hạn, những thứ 6 ngày 13 luôn được chọn là ngày xuất xưởng của những bộ phim bom tấn, chẳng hạn như tập phim "Harry Potter và Hội Phượng hoàng" đã đươc công chiếu thứ 6 ngày 13/07/2007. Hay như ca sĩ nổi tiếng Rihanna và Chris Brown đều từng định làm pi-a (PR) cho sản phẩm mới của mình vào đúng ngày được cho là “đen đủi nhất” - thứ 6 ngày 13. Ngoài ra, năm 2006, tiểu thuyết gia lừng danh Lemony Snicket cũng đã cho xuất bản tập thứ 13 trong loạt truyện “Những biến cố không may” vào thứ 6 ngày 13/10. Biết đâu chính sự kiêng kị của ngày này đem đến sự tò mò cho khán giả, từ đó tạo ra sức hút lớn cho người nghệ sĩ.
Ví dụ độc đáo khác về chuyện hên xui là hiện tượng sau đây. Tháng 4 năm 2012, chị Carolina Furdui ở Nampa, Mỹ đã trúng giải thưởng xổ số lên tới 250.000USD (khoảng 5,2 tỷ VNĐ) đúng vào thứ 6 ngày 13 định mệnh. Chị tâm sự: “Bình thường chị chỉ mua vé lô tô 1 USD (tương đương 20.800 VNĐ) nhưng đột nhiên hôm ấy chị mua nhiều hơn và đã chiến thắng”!
Có lẽ giờ đây cũng ít người khẳng định rằng thứ 6 ngày 13 là ngày “hên” hay ngày “xui” nữa. Chỉ biết rằng thần may mắn sẽ luôn đồng hành và biến mọi cố gắng của bạn trở thành hiện thực. Sự cố gắng là yếu tố quan trọng nhất.
Minh Trần - Báo vietnamnet.com