Thật thú vị, vốn là dân ngành y nên khi đọc vài dòng đầu tiên mình nghĩ làm chuyện có chuyện uống liền thì khỏi bệnh sốt xuất huyết được, bởi SXH là do Virus xâm nhập qua Trung gian truyền bệnh mà trực tiếp nhất là Muỗi, các loại côn trùng ( cài này thì ít)...Mà đã là Virus thì đến hiện tại trên thế gian chưa có một loại Vacxin nào có thể trị được nó cả, chỉ có thể ngăn cản sự lây lan bằng cách tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể tạo ra nhiều kháng thể thêm... ( đây là bài học cơ bản của bên y mình)
=> Từ bài viết trên có thể thấy rằng, tác dụng của cây như đã nêu trên có thể giúp cơ thể hạ sốt ( tức có đề kháng rất mạnh chống Virus cúm ở người...và theo tìm hiểu của mình ở một số bài báo khác nó như thế này:
Đây là những trang web chính thống gồm: vietnamnet.vn, eva.vn, khoahocphothong.com.vn, thuocsuckhoe.com.vn,
http://tuoitre.vn...các bạn có thể tìm hiểu công dụng của chúng.
Nhưng một điều cần lưu ý như anh TranThanhAn đã nói trên cần phân biệt rõ ràng về cây hoàn ngọc có 2 loại:
Những lưu ý trước khi sử dụng cây hoàn ngọc chữa bệnh ( nguồn: baomoitonghop.net)
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, Uỷ viên BCH Hội Đông y TP HCM, cần phân biệt 2 loại cây hoàn ngọc:
Loại dùng trong chữa bệnh:
Có lá hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5-1 m, có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees), Radlk, thuộc họ ôrô (Acanthaceae).
Loại không dùng chữa bệnh: Là loại cây hoàng ngọc lá dài, màu xanh đậm, thân bò, trên 1 m.
Tiến sĩ Trần Công Khánh cho biết, đã có nghiên cứu, sơ bộ xác định trong lá hoàn ngọc có chứa sterol, coumarin, đường khử, carotenoid và axit hữu cơ. Thuốc này được ghi nhận trong dân gian, nhưng mới sử dụng điều trị bệnh trong thời gian gần đây nên chưa được đúc kết kinh nghiệm, cần có thời gian và các phương pháp nghiên cứu khoa học kiểm chứng mới có thể đưa ra kết luận cụ thể.
Lưu ý: Cách Phân biệt cây hoàn ngọc thật giả: Hiện nay có 2 loại cây Hoàn Ngọc
Loại cây có dạng lá nhỏ, màu đỏ tía là cây hoàn ngọc dương, nhớt tím, hoàn ngọc đỏ. Khoa học đã chứng minh và khẳng định đây không phải cây hoàn ngọc chữa bệnh mà là cây bán tự mốc, tên khoa học là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của loại cây này.
Như phần mô tả, đây mới là Cây hoàn ngọc thật và được sử dụng để làm thuốc.
Riêng về tác dụng giảm đau của hoàn ngọc, ông khẳng định là chưa ghi nhận được bất cứ trường hợp lâm sàng nào.
*** Và dưới đây là bài viết giúp các bạn phân biệt 2 loại cây trên
1. Cây hoàn ngọc đỏ
Đặc điểm nhận dạng:
Là loại cây bụi, cao từ 0,6 – 1,5m, sống nhiều năm. Khi còn non, thân trơn nhẵn, mầu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Những lá non, ở ngọn có mầu nâu hoặc hơi vàng đỏ, phủ một lớp lông rất mịn. Lá già màu xanh, mặt trên xanh đậm.
Lá non có vị chát se, hơi chua.
Công dụng:
Thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng.
Khi cây bắt đầu ra hoa vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, người ta cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 – 7cm, sao vàng.
Hoàn ngọc đỏ có thể dùng để trị các bệnh viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể hàn: đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu vết thương, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Song song có thể dùng lá tươi giã nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lá khô để uống khi bị chảy máu. Có thể dùng riêng hoàn ngọc đỏ với liều 20 – 40g/ngày, sắc uống trị các bệnh đường ruột nói trên.
Cây hoàn ngọc trắng
Đặc điểm nhận dạng:
Cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có mầu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc.
Công dụng:
Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa… Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8-10g.
Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 10g. Dùng liền 2 tuần lễ.
Cách dùng:
- Rửa lá thật sạch, nhai với chút muối cho nhừ rồi nuốt. Có thể giã nát, hoà với nước để uống, hoặc lấy lá nấu canh nhạt để ăn.
- Liều lượng 2-8 lá/ngày, chia làm 2 lần, trước bữa ăn.
- Thời gian điều trị 7-20 ngày, tuỳ loại bệnh và mức độ của bệnh.
- Không nên sử dụng quá 10 lá vì có thể gây cảm giác khó chịu.
Tuy nhiên, trước khi tự dùng các loại thuốc này, các mẹ các bố nên đi khám bác sĩ và trình bày với họ về mong muốn sử dụng loại thuốc tự nhiên dễ kiếm này để các bác sĩ chuyên khoa có lời khuyên đúng đắn.
* Cuối lời, xin cảm ơn anh Ân đã có bài viết này, trong nhưng ngày tới nếu con em bị sốt có thể em sẽ áp dụng thử 1 lần xem thế nào rồi sẽ cho ý kiến nửa, chứ nhìn con cái sốt cao từ ngày nay qua đến tuần nọ rồi nó hốc hát chán ăn... thì thật là đau xót.
Thân mến!