<span style='color: #9932CC'><br />
<strong class='bbc'>Những tin nhắn xa xôi</strong><br />
<strong class='bbc'>Khuê Việt Trường</strong><br />
<br />
Lúc buồn tôi nhắn tin cho Luân. Đó là thói quen từ khi tôi có chiếc điện thoại đầu tiên. Chiếc điện thoại ngày ấy lớn như một cục gạch, tôi vẫn còn giữ lại làm kỷ niệm như giữ lại những lá thư viết trên giấy học trò đã ngã màu từ thời đi học. Đôi khi tôi lấy những lá thư học trò ấy ra đọc, có vài bức thư của Luân, thầm cười một mình về những giận hờn vu vơ từ thời con nít đó. Luân với tôi quen xưng hô với nhau là ông ông, bà bà, một cách xưng hô thân mật của chúng tôi. <br />
Những tin nhắn của tôi chẳng có gì to tát, chẳng qua là tôi cần một người để lo lắng cho mình, để tôi trút cạn nỗi lòng của mình. Luân giống như một tượng đá, cứ ngồi im lặng có khi trong quán chè, đô khi ở công viên, có lúc lại ở trong phòng khách nhà Luân hay nhà tôi.<br />
Ông biết không ông Luân. Tôi không biết sao tôi lại thích cái anh chàng Hiển cao khều đó nữa. Hắn cò gì đẹp đâu? người thì giống như một cây sậy. À giống như một cây mía. Hắn có gì hay đâu ông Luân hớ!<br />
Luân ậm ừ: Ừ cái thằng Hiển thật xấu trai. Nghe nói nó hôi nách nữa, lại bủn xỉn.<br />
Trời ơi tôi chỉ giả vờ nói thế để cho Luân khen Hiển, ai ngờ ông bạn của tôi lại cố tình chê… người mà tôi yêu thương. Thế là tôi hét to: Ông Luân nói xấu người vắng mặt là điều không tốt.<br />
Khi đó Luân chỉ ngước mắt nhìn chăm chăm vào tôi: chắc chắn là bà bị cúm A hay cúm B gì đó đang phát tán trong cơ thể.<br />
Luân – anh bạn thân vùi buồn cùng với tôi từ hồi hai đứa tắm sông chung. Đó là tôi nói theo kiểu các cụ ngày xưa, có nghĩa là rất thân nhau. Chúng tôi biết rõ tính tình nhau như thể biết rõ nhà mình có bao nhiêu vết rạn nứt theo thời gian. Ngày tháng trôi qua, mưa hay nắng, buồn hay vui, tôi luôn có Luân ở bên. Cũng thật buồn cười khi Luân coi tôi như một đứa con trai, sẵn sàng cõng tôi qua một vũng nước vì tôi sợ ướt đôi giầy mới mua. Tôi lại hồn nhiên cầm chiếc kéo cắt mái tóc dài quá lứa của Luân giống như một thợ hớt tóc chuyên nghiệp, vì Luân không có tiền để ra tiệm hớt tóc, dù tiệm hớt tóc đó là ông thợ già bày chiếc ghế dưới tán một cây xanh. Có khi má tôi nâu xôi đậu đen, món xôi mà Luân rất thích, tôi lén giấu một ít, gói trong chiếc lá đu đủ đem đến trường cho Luân. Luân chẳng ngại ngần, vào giờ ra chơi, cứ ngồi bệt trên gốc cây rễ xù xì, ăn ngon lành như thể là Luân rất đói.<br />
Trộn những kỷ niệm trong đời như thế, để khi lớn lên, ta mới thấy rằng dẫu ta có mọi điều trong cuộc sống, đó có thể là danh vọng, tiền bạc hay tình yêu thì một lúc nào đó ta vẫn chông chênh như đứng một chân trên bờ vực, mà phía dưới là thăm thẳm. Cuộc đời đã cho tôi có Luân bên cạnh như một bờ vai để dựa, như một khoảng trời để khi tôi thấy hụt hẫng thì tìm tới. Và bao nhiêu năm vẫn chỉ thế thôi.<br />
Có lúc, tôi gọi Luân giữa đêm khuya, khi trái tim tôi đau thắt vì một mối tình vừa tan vỡ. Tôi thì thầm: “ Luân ơi, Phương buồn quà. Ra phố với Phương được không?” Nhà Luân đâu có gần, cách xa nhà tôi dễ chừng 5 cây số, dài dằng dặc. Không ai rãnh đến độ phóng xe cả 5 cây số để ngồi nghe một người kể lể về một mối tình tan nát của mình, nhưng Luân đã đi. Bất kể con đường xa, con đường vắng mà tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại có thể “ hành hạ” Luân như thế mà Luân vẫn chịu đựng, đến độ bạn bè học chung lớp ngày xưa phải oà lên ngạc nhiên: “Sao hai đứa không yêu nhau? Yêu nhau rồi lấy nhau đỡ mất công Luân phải phóng xe cả 6, 7 cây số nửa đêm nghe con Phương kể chuyện của mình”.<br />
Tôi cũng đã hỏi Luân như thế: Tại sao tôi và Luân không yêu nhau ông Luân nhỉ? Luân khoanh tay nhìn tôi như nhìn một vật thể lạ: Đố bà biết tại sao không?<br />
Tại sao?<br />
Luân cười mỉm, nói nhỏ như gió đang đẩy đưa qua những kẽ tay: Thường thì người ta chỉ yêu những người mà cho đến khi lấy nhau người ta mới nhìn thấy người ấy không mặc quần áo. Còn bà thì tôi đã nhìn thấy hồi hai đứa tắm sông. Kết luận, như thế thì làm sao yêu nhau được.<br />
Tôi đấm vào lưng Luân mà hét : Không phải, không phải.<br />
Luân nói: Đơn giản thôi vì hai đứa mình không hề yêu nhau.<br />
Lạ nhỉ? Tôi vẫn chưa một lần rung động khi ôm Luân khi Luân chở tôi đi trên con đường lồng lộng gió biển. Dù ngực của tôi ép sát vào bờ vai rộng của Luân. Không một va chạm thể xác nào giữa một người nam và một người nữ lại không dấy lên những ham muốn, nhưng đó là điều không thể nào giải thích được. Nếu yêu Luân tôi không thể kể cho anh nghe về Hiển. Tôi không rủ anh cùng tôi đến shop áo quần, lựa cho tôi một chiếc ao hợp với Hiển. Đến độ Luân phải nhíu mày: “Phải chi bà rủ tôi vào đây, mua tặng cho tôi một chiếc áo”. Tôi bỗng giật mình vì chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện mua cho Luân một món quà.<br />
***<br />
Luân vào Sài Gòn làm việc. Công việc của Luân là quản lý cho một công ty du lịch, đó là nghề Luân thích. Luân thích đi đó đây, tôi cũng thích đi đó đây. Nhưng Luân chạm được giấc mơ của mình như Luân nói: “Làm du lịch đi chơi không mất tiền, lại còn có tiền. Khi nào tôi mở được công ty tôi sẽ tặng cho bà một vé du lịch vòng quanh Việt Nam”. Tôi nhíu mày: “Vòng quanh phải hai người”. Luân cười: “Giả sử bà có chồng thì bỏ ông chồng ở nhà vài bữa. Tôi cũng bỏ bà vợ ở nhà vài bữa có sao đâu?”<br />
Nghĩ lại thì có sao đâu? Nhưng ai lại tin rằng tôi và Luân đã từng ở chung với nhau như hai đứa con gái, như đợt hai đứa buồn buồn rủ nhau đi ra tận Hội An vài ngày. Thuê chung phòng, giành nhau buồng tắm, ở chung với nhau như thế nhưng vẫn chỉ là hai người bạn. Chắc chắn ai cũng không thể tin điều đó.<br />
Luân nói: “Đến một vùng đất là chạm gặp những điều mới mẻ, không nhất thiết là phải gặp những lâu đài lộng lẫy. Hôm nào mình đi nhé.” Tôi vẫn mơ có những chuyến đi như thế cho đến khi lòng tôi chùng xuống vì Hiển. Yêu Hiển, tôi bỗng bắt đầu so sánh rất buồn cười như một phản xạ tự nhiên giữa Hiển và Luân.<br />
Nửa đêm tôi nhắn tin: “ Anh ơi, giờ này mình ra phố, nhìn con đường vắng vẻ chắc hay lắm anh nhỉ?” Hiển sẽ không trả lời, hoặc cùng lắm là nhắn tin: “ Thôi đi, anh đang ngủ”. Còn Luân thì sẽ trả lời: “ OK, 15’ nữa Luân sẽ có mặt trước cổng nhà”. Đêm tinh khiết như thế, cả chiếc lá cựa mình rơi rụng cũng có một cái gì đặc biệt, và đêm như thế tôi đã từng bình an khi có Luân.<br />
Nhưng rồi một ngày nọ, Hiển nổi cơn ghen khi đọc những tin nhắn của tôi nhắn cho Luân. Những tin nhắn ấy như một nhu cầu. “ Luân ơi, phải chi giờ này hai đứa mình đi ăn gỏi bò khô”. Luân : “ Gỏi bò khô ngay đường Hàn Thuyên vừa rẻ vừa ngon”; Luân ơi, hôm nay Hiển hôn mình mình có cảm giác không như mình tưởng tượng, làm sao bây giờ?” Luân: “ Mệt quá, yêu nhau chẳng nhẽ giống như tu sỹ ngó nhau à. Tại tui không hôn thôi, chứ hôn bà là bà bắt tôi lấy bà rồi”; “ Luân nè, mình có nên lấy Hiển không? Ba má Hiển đã tới nhà đặt vấn đề rồi?” Luân: “ Không lấy chồng để mà ế à, vài năm nữa là U30 rồi đó”… Hiển đã hét to khi tôi với anh đang ngồi ở quán nước: “ Tại sao lúc nào em cũng nghĩ đến Luân, hay hai người yêu nhau rồi?” Tôi bỏ rơi tình yêu của mình ngay quán nước đó khi đêm bắt đầu thả từng sợi đen xuống phố. Khi mọi người bắt đầu ra đường để nghe sự huyên náo của phố phường. Hiển không đuổi theo tôi. Chiếc Taxi chở tôi ra xa quán. Người tài xế hỏi: “Đi đâu vậy chị?” Tôi sực nhớ đến mẫu đối thoại nào đó trong bộ phim mà tôi đã từng coi. Nhân vật nữ sẽ nói: “Anh đưa tôi đi đâu cũng được”. Nhưng tôi không nói như thế. Tôi bảo : “ Anh đưa tôi ra biển”.<br />
Tôi ngồi ở nơi gió lộng đó một mình. Bao quanh tôi những đôi tình nhân đang ghì nhau giữa loang lổ ánh đèn, họ kệ ai nhìn vào. Tình yêu không sợ những đôi mắt. Tôi lại nhắn cho Luân: “ Trời ơi, buồn quá”.<br />
***<br />
<br />
<br />
<br />
</span>
Posted on Wed, 01 Dec 2010 09:44:05 +0000 at
http://forum.petalia.org/index.php?/topi...fn-xa-xoi/