-
Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
Hạ Vàng > 26-09-10, 12:09 PM
Trong quan điểm chung, bất cứ một người Sếp nào cũng muốn nhân viên của mình giỏi và trung thành. Giỏi và trung thành phải luôn đi đôi với nhau thì mới là một nhân viên tốt được.
Các bạn đưa ra các nguyên tắc trao quyền, đánh giá Sếp có phải là Sếp tốt hay không? Như vậy mới đứng về một phía: Sếp.
Chúng ta phải khẳng định rằng, trước khi trở thành Sếp, người đó phải là một người thực sự giỏi về chuyên môn và đã từng được trao quyền.
Vậy, với tư cách là một nhân viên, bạn phải làm gì để Sếp trao quyền, tức là bạn phải làm gì để trở thành cánh tay phải của Sếp (chứ không phải Hỏi Sếp có tốt với mình hay không)?
1. Bạn phải là một người thực sự giỏi chuyên môn: có năng lực công tác, có khả năng giải quyết các vấn đề được giao.
2. Bạn phải luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi được giao và luôn khẳng định tôi sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Bạn phải có khả năng tham mưu: tức là luôn đề xuất những ý tưởng mới mang lại hiệu quả thiết thực cho tổ chức của bạn; trước khi đề xuất, bạn phải có đầy đủ các phương án để bảo vệ ý kiến của mình.
4. Bạn phải luôn có tinh thần làm việc tập thể (TEAMWORK) với mục tiêu trong công việc đạt được kết quả tốt nhất cho tổ chức chứ không phải cho riêng cá nhân minh.
(theo haquocquan) -
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
haquocquan > 04-10-10, 12:03 AM
Hãy bắt đầu với chuyên môn với các Skills:
Kỹ năng đặt mục tiêu: (Set up Objective)
Làm việc gì cũng phải bắt đầu với mục tiêu là đạt được cái gì. Vậy khi thiết lập mục tiêu phải đảm bảo các yêu cầu gì. Một mục tiêu phải đảm bảo SMART
- S: Specific: phải cụ thể,
- M: measurable (có thể cân, đong, đo, đếm được)
- A: Available: Có khả năng thực hiện.
- R: relative: những người sẽ cùng thực hiện
- T: Time: thời gian hoàn thành -
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
haquocquan > 05-10-10, 01:06 AM
Xin lỗi nhé, tôi đi vào SKILLS hơi sớm.
Trước hết phải nói đến một vấn đề chung nhất. Bất cứ làm một việc gì muốn thành công, đều phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
1. ATTITUDE: Thái độ, tinh thần trách nhiệm với công việc
2. SKILLS: Các kỹ năng.
3. KNOWLEDGE: kiến thức.
ATTITUDE
- Lạc quan,
- Luôn sẵn sàng,
- Tích cực,
- Thẳng thắn,
- Hợp tác,
- Kiên trì,
- Cầu tiến,
............... -
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
haquocquan > 05-10-10, 01:20 AM
Tiếp tục với các SKILLS:
QUESTIONING SKILLS: Kỹ năng đặt câu hỏi.
Mục đích của đặt câu hỏi là để thu thập đầy đủ thông tin trước khi đi đến một quyết định. Khi đưa ra câu hỏi, làm sao thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt.
Khi đặt câu hỏi, nên sử dụng 2 kỹ thuật sau đây:
1. 5W1H
- Who: ai?
- What: cái gì?
- Where: ở đâu?
- Why: tại sao?
- When: khi nào
2. 3P
- POSE: đặt câu hỏi,
- PAUSE: cho đối phương một chút thời gian suy nghĩ,
- POUNCE: đối phương trả lời. Hãy lắng nghe.
INFORMATION IS POWER
-
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
haquocquan > 07-10-10, 07:08 PM
LISTIONING SKILLS (Kỹ năng lắng nghe):
Mọi thất bại đều bắt đầu từ việc bạn có lắng nghe hay không:
Hãy tham khảo một số ý kiến sau đây:
1. Lắng nghe để làm gì:
Lắng nghe để biết mình sai hay đúng
Lắng nghe để giải quyết xung đột
Lắng nghe để học và tích luỹ kinh nghiệm
Lắng nghe để xây dựng và phát triển quan hệ, để kiếm tiền, kết bạn và hạn chế kẻ thù.
Lắng nghe để rèn tính kiên nhẫn
Thực hiện tốt sự hướng dẫn của người nói
Thu lượm được ý kiến của người khác
Hiểu được nhu cầu, tâm trạng của đối phương
Hiểu được khó khăn của đối tượng cần giúp đỡ.
2. Phương pháp lắng nghe:
Giữ yên lặng, thể hiện rằng bạn đang lắng nghe
Tập trung lắng nghe, tránh sự phân tán (bằng tai, mắt, tâm trí và cảm xúc)
Không ngắt lời khi chưa thật cần thiết, Không vội vàng tranh cãi
Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng người nói
Kiên nhẫn, Giữ bình tĩnh
Đặt câu hỏi để làm rõ thông tin, hồi đáp để ủng hộ người nói
3. Những điều nên tránh khi lắng nghe:
Lơ đãng với người nói, coi thường câu chuyện của họ
Tỏ ra không thích nghe
Cắt ngang lời người đang nói
Thỉnh thoảng nhìn đồng hồ
Tranh luận với người đang nói khi nghe chưa hết
Đưa ra nhận xét khi chưa nghe hết
Nghe đại khái, bỏ qua các chi tiết cụ thể, chỉ nhớ các ý chính
Áp đặt quan niệm của mình vào những thông tin nghe được
Bị lôi cuốn bởi cảm xúc của người nói
Nói chen vào khi người nói đang tìm cách diễn đạt
4. Xem xét thêm:
- Hãy tìm hiểu chữ THÍNH trong tiếng Hoa:
Chữ THÍNH được ghép bởi các chữ: NHĨ, VƯƠNG, NHÃN, NHẤT, TÂM.
- Nghiên cứu một số câu nói:
Người hạnh phúc nhất, là người biết lắng nghe tốt nhất,
Ba tuổi đủ để học nói, nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe,
Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu,
“Nói là gieo, nghe là gặt; Nói là Bạc, im lặng là Vàng; lắng nghe là Kim cương”
INFORMATION IS POWER
-
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
haquocquan > 09-10-10, 01:19 AM
Tiếp tục đi Hạ Vàng ơi. -
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
Hạ Vàng > 09-10-10, 02:10 PM
(05-10-10, 01:20 AM)haquocquan Đã viết: Tiếp tục với các SKILLS:
QUESTIONING SKILLS: 1. 5W1H
- Who: ai?
- What: cái gì?
- Where: ở đâu?
- Why: tại sao?
- When: khi nào
HV bổ sung thêm chữ H của bạn nhé:
- How: như thế nào?
Tất cả những câu hỏi trên đặt ra, trước tiên nhằm để xác định mục tiêu và cách bạn sẽ thực hiện mục tiêu của mình. Bạn cần phải biết rõ:
- Where are we?: Bạn đang đứng ở vị trí nào?
- Where we have to go?: Mục tiêu Bạn muốn đạt là gì?
- How do we do?: Bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu?
Đây là điều trước tiên bạn cần biết - biết rõ bản thân - để bạn biết mình cần làm gì và làm như thế nào. -
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
dung > 09-10-10, 08:54 PM
Theo dõi diễn đàn của bạn haquocquan,tôi nghĩ chắc bạn là người rất thành đạt trong công vi ệc rất mong được chia sẻ nhiều hơn nữa! -
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
haquocquan > 10-10-10, 07:24 PM
(09-10-10, 02:10 PM)Hạ Vàng Đã viết: HV bổ sung thêm chữ H của bạn nhé:
- How: như thế nào?
Tất cả những câu hỏi trên đặt ra, trước tiên nhằm để xác định mục tiêu và cách bạn sẽ thực hiện mục tiêu của mình. Bạn cần phải biết rõ:
- Where are we?: Bạn đang đứng ở vị trí nào?
- Where we have to go?: Mục tiêu Bạn muốn đạt là gì?
- How do we do?: Bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu?
Đây là điều trước tiên bạn cần biết - biết rõ bản thân - để bạn biết mình cần làm gì và làm như thế nào.
Cám ơn Hạ vàng bổ sung thêm chữ H và ý kiến bổ sung của bạn.
Tuy nhiên, kỹ năng đặt câu hỏi chỉ là có mục tiêu là thu thập thông tin từ đối phương để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho mình, để giải quyết các xung đột, để bổ sung kế hoạch khi cần.
Để xây dựng kế hoạch, thiết lập mục tiêu sao cho đạt được SMART, thì phải trả lời tốt các câu hỏi như trên của Hạ Vàng (tự hỏi và tự tìm câu trả lời). Không biết ý kiến của tôi như vậy có đúng không? -
RE: Như thế nào và làm thế nào để trở thành một nhân viên giỏi
Hạ Vàng > 11-10-10, 03:27 PM
Theo HV thì cách đặt câu hỏi cũng có nhiều kỹ thuật, nhiều phương pháp hướng dẫn, theo nhiều cách định nghĩa khác nhau - những câu hỏi này đặt ra cho chính bản thân chúng ta và môi trường xung quanh, cũng như những người có khả năng hợp tác... nhưng người trả lời chính vẫn là ta.
Nên HV nghĩ chúng ta khó có thể nêu hết các phương pháp. Chỉ là sườn ý chung cho mọi người tham khảo.
Tùy theo kế họach ngắn hay dài hạn, mà ta phân tích và chọn lựa cách thực hiện cho phù hợp nhất.
HV cho một ví dụ: một người đang làm kinh doanh cho một công ty, hiện nay muốn đổi chỗ làm và phải đối mặt với việc quyết định mình chuyển đổi là nên hay không, vẫn có thể dựa vào một số nguyên tắc đã nên ở trên để phân tích và quyết định.