Người lớn trẻ con đứng xem cười rộ lên. Lại thêm một nhân vật nữa. Bà tổ trưởng tổ hòa giải hóa ra cùng loại đùi sành, ngực đá, má sắt tây, lông dây thép, ăn nói có hạng, kém gì đương sự. Nhưng tiếc thay, quái kiệt vậy mà vừa dứt lời bà cũng phải quay lưng, ba chân bốn cẳng đánh bài ù té quyền...<br />
<br />
Thuật nghiến răng, quai hàm cứng như sắt nguội, giật mạnh cánh tay vợ, rít:<br />
<br />
- Tiên sư con đĩ! Mày ăn gì vào mồm mà nói đứng dựng ngược thế, hả!<br />
<br />
Cú giật bất ngờ và quá mạnh, vợ Thuật dẫu thù lù một khúc thịt đặc cũng mất thăng bằng, ngã lăn chiêng xuống đất. Giật mình, con Mích vàng, mặt sư tử, bị xích ở góc cửa, đuôi phơ phất bông lau, chống chân ngồi dậy, ngỏng cổ phát một tiếng gâu cáu kỉnh. Và Mướp ta đang ngủ trên nóc chạn bật mình tót vội lên xà nhà. Kinh nghiệm rồi, những lúc vợ chồng nhà này nổi cơn cáu giận, đã chót mang thân phận chó mèo, tốt nhất là tránh cho xa!<br />
<br />
Vợ Thuật vốn nòi tình lại là con ông đô vật xứ Đoài, có sức vóc, nên vừa chạm đất thị đã chống tay rún chân phắt dậy ngay được. Hai con mắt ti hí sáng quắc. Cặp má bánh đúc của thị hăm đỏ. Khuôn mặt tướng đàn ông của thị hằm hè. Xoe xoe hai ống tay áo, thị cất tiếng thé thé:<br />
<br />
- Giỏi! Giỏi! Mày chơi quân sự thì bà cũng liều chết với mày đây! Nào, xông vào đây! Bà chỉ kẹp một cái là mày gãy cổ đấy, con ạ.<br />
<br />
Mích sủa óc óc tiếng ngực. Sau cáu giận vì tỉnh mộng là nỗi sợ tai họa. Mướp đã vọt lên mái nhà, ngồi xuống đàng hoàng trong tư thế quan hổ đấu. Thì vừa lúc, hai vợ chồng Thuật, hai cái tuổi Dần, đã xông vào nhau, díu lấy nhau rồi lại bật ra, vờn miếng nhau như hai đô sắp vào keo vật. Ngoài cổng, thoáng cái đã bu đầy người. Đứng ở trên cùng, đối diện trực tiếp với cặp đô vật, tức vợ chồng Thuật, là bà Thìn, tổ trưởng tổ hòa giải, mặt hoa da phấn, tuổi đã xồn xồn. Trên cái thế lớn của kẻ bề trên, bà khoan thai, ngọt ngào:<br />
<br />
- Thôi, cô Thuật! Một sự nhịn là chín sự lành, cô ơi. Chồng giận thì vợ bớt nhời, cơm sôi nhỏ lửa suốt đời không khê, cô ạ.<br />
<br />
Đang cơn say máu, vợ Thuật không để bà tổ trưởng nói thêm đã chống phắt hai tay lên hông, quăng quắc:<br />
<br />
- Vợ chồng đ. gì nó. Tôi vất vả sớm hôm mà nó không biết điều. Ngày nó ngủ chỏng cần câu lên giời. Đêm nó lần mần gạ gẫm, không được thì nó văng củ quéo củ muỗm ra.<br />
<br />
Thuật đỏ gắt mặt, quát:<br />
<br />
- Tịt cái mỏ quạ mày lại. Tao gạ gẫm mày hay mày rống rít lên như con hổ cái, hở?<br />
<br />
Quay ngang quay ngửa loè xòe mấy dải áo dài xanh đỏ như áo bà đồng, bà Thìn cười he he:<br />
<br />
- Đêm tối như đít chảo thế, biết ma nào nó ăn cỗ bây giờ. Thôi, thế thì huề. Huề! Tản giái! Giải tán<br />
Lệnh bà tổ trưởng không có hiệu nghiệm. Đám đông đứng nguyên tại chỗ, lại ngoạc miệng cười à à. Màn mới mở. Diễn viên mới nhập vai, biết đầu cuối câu chuyện thế nào mà giải tán!<br />
<br />
Quả nhiên câu chuyện giờ mới khai triển, vợ Thuật thõng tay, hất hàm:<br />
<br />
- Ốm đau gì nó. Ốm đau gì mà con ca ve Ngọ nó vừa ra hiệu một cái là ton tót đánh cái xe đi chở nó ngay.<br />
<br />
Ra cái điều hiểu biết, bà tổ trưởng bước tới vỗ vỗ vai vợ Thuật:<br />
<br />
- Em ơi, một cái lạ nó bằng một tạ cái quen cơ, em ạ.<br />
<br />
Như bị cù, đám đông bu ở cổng lại cười òa òa như nước chảy. Thấy mình như bị lỡm, vợ Thuật hất tay bà Thìn, gắt:<br />
<br />
- Bà cũng là một cái lạ đấy. Muốn nó thử không?<br />
<br />
- Này, tao đáng tuổi bà thằng Tí Tồ nhà mày đấy nhé. Ăn nói cho đàng hoàng nghe, con.<br />
<br />
Bà tổ trưởng vắt tay lên sườn, vênh mặt mím môi. Vợ Thuật bĩu mỏ, dài giọng, văng:<br />
<br />
- Bà! Bà gì! Bà sờ l. chó, mó l. mèo thì có.<br />
<br />
Thật là được dịp, từ nãy vẫn im, Thuật dấn lên một bước, nhệch nhạc:<br />
<br />
- Bà tổ trưởng và bà con xem, nó hỗn láo như thế đấy! Đến bà tổ trưởng nó cũng không còn nể mặt. Tôi bị viêm phổi ốm cả tháng nay. Nó bỏ mặc không lo ăn uống thuốc thang gì. Ngày đã vậy, đêm vứt con cho tôi giữ, nó lại đi, có hôm mười giờ còn chưa về, biết nó cờ bạc trai gái thế nào! Tôi mới bảo chị gái tôi lên khuyên nhủ nó.<br />
<br />
- Này - Không để Thuật nói hết, vợ Thuật đã nhảy lên, cướp lời - Này, cái con mắt ốc nhồi, môi chuối mắn ấy, nó có xót mày thì bảo nó lên đây mà bưng bô đổ vịt, thuốc thang, cháo lão cho mày nhé. Mà nó có mặt thì tao đi! Tao đi! Tao không một giờ một phút sống chung với cái con đạo đức giả ấy nhé!<br />
<br />
Thuật quay lại đám đông, như phân bua:<br />
<br />
- Thật là quá đáng! Đấy, bà con xem. Chị tôi khuyên nhủ điều hay lẽ phải để nó thành người vợ hiền, người con dâu hiếu thảo. Thế mà nó dám nói: "Xin lỗi mày, mày thông cảm nhé! Tao đ. cần lời khuyên của mày. Cút mẹ mày đi!".<br />
<br />
- Cút mẹ chúng mày đi - Nhìn thẳng vào mặt bà tổ trưởng, vợ Thuật nhe nhe răng đay lại câu chồng vừa nói - Cả bà nữa, bà về mà khuyên cái thằng chồng già máu gái của bà đi. Tối nào mà chả gặp nó hấp hổm với con bớp già ở ngoài công viên Thủ Lệ kia kìa.<br />
<br />
Ái chà chà! Thế này thì đúng là quá đáng thật rồi! Gài mấy dải áo vào cạp quần, bà tổ trưởng quên ngay chức phận hòa giải, nhảy đánh thách vào sân nhà Thuật, tay vỗ đồm độp, mép sùi bọt:<br />
<br />
- Này, con kia. Có mặt tao ở đây mà mày còn… Không nể bố mẹ mày, tao đè mày xuống, đút… vào mồm mày cho mày biết thế nào là lễ độ nhé.<br />
<br />
Người lớn trẻ con đứng xem cười rộ lên. Lại thêm một nhân vật nữa. Bà tổ trưởng tổ hòa giải hóa ra cùng loại đùi sành, ngực đá, má sắt tây, lông dây thép, ăn nói có hạng, kém gì đương sự. Nhưng tiếc thay, quái kiệt vậy mà vừa dứt lời bà cũng phải quay lưng, ba chân bốn cẳng đánh bài ù té quyền.<br />
<br />
Rút nhanh thôi! Đám đông cũng lập tức quay đầu theo bà tổ trưởng và theo nhau bỏ chạy. Dại gì ở nơi hàm chó vó ngựa này. Bởi vì lúc này, vợ Thuật đã rút được chiếc đòn gánh ở trên nóc cái bể nước, giơ cao trong tư thế chém bổ. Còn Thuật thì vớ được cái bơm xích lô giơ lên ngang đầu che chắn, rồi xông tới:<br />
<br />
- Con đàn bà hung ác kia! Ông giết mày rồi ông đi tù!<br />
<br />
Cuộc đấu từ vật tự do tay không đã chuyển sang thành trận chiến côn quyền. Vợ Thuật nhảy tót lên trên cái bể nước, dộng cạch cạch đầu đòn gánh, hét khàn khàn:<br />
<br />
- Đừng có trêu vào ba máu sáu cơn nhà bà. Đưa đơn li dị ra đây bà ký ngay cho mà xem!<br />
<br />
Vở kịch lại sang một màn mới. Chạy được mấy bước, cả đám người và bà tổ trưởng lại quay lại, ôm bụng cười nôn ruột. Cái con vợ Thuật tai quái điên thật rồi. Nó tưởng nó là đàn ông, các vị ạ.<br />
<br />
Thuật vứt cái bơm lên thềm, nhặt con dao dựa, chỉ mặt vợ:<br />
<br />
- Cút mẹ mày đi với thằng nào thì đi đi! Đừng để tao trông thấy mặt nữa, con kia!<br />
<br />
Trên nóc nhà, Mướp vẫn đóng vai quan sát viên, ung dung tự tại. Chỉ thương cho Mích vàng càng lúc càng kinh hoảng, giật dây xích chồm lên sủa oang oảng. Mích kinh hoảng là phải. Vì đã một lần Thuật cầm con dao với cái mặt quắt dữ tợn như thế. Lần ấy Mích giật đứt xích chạy ra vì trông thấy con chó cái trắng nhà bà Thìn từ đâu đến đang mon men ở ngoài cổng. Và Mích đã hiểu con dao nguy hiểm đến thế nào.<br />
<br />
Tuy nhiên lần này thật may mắn! Lần này có gậy có dao, nhưng hai cái tuổi hổ, hai cơn khùng nộ mà không có cuộc xung sát sứt đầu mẻ trán. Đó là bởi vì có ba anh trai cờ đỏ mới xuất ngũ về còn giữ nguyên được tinh thần quả cảm của người chiến sĩ, đã lên tiếng dọa rằng: Có muốn chúng tôi gọi Cảnh sát 113 không? Lại khôn khéo giật được hung khí, tức chiếc đòn gánh và con dao dựa từ tay hai kẻ hung đồ này. Và cuộc sung sát thế là đã được cản ngăn.<br />
<br />
Xung sát đã được cản ngăn, nhưng tiếc thay, cuộc khẩu chiến lại được bắt đầu. Oái oăm thế, vì khẩu chiến chỉ cần đến cái mồm, mà cái mồm lại là một bộ phận không tách rời được của cơ thể con người ta. Không tịch thu được.<br />
<br />
Vợ chồng Thuật, chồng đạp xích lô, vợ bán hàng quà vặt ở ga xe lửa, vắt mũi không đủ đút miệng, nhưng giao du với đủ loại tứ chiếng giang hồ, hằng ngày nhập tâm cả một kho tàng từ ngữ tục tĩu, nên trình độ chửi bới, rủa xả nhau xứng đáng xếp bậc cao thủ.<br />
<br />
Ngõ ẩm thực, không có những chuyện như loại chuyện này, những phở, bún, bánh cuốn, bún chả mất đi một phần cái ngon cái "hấp dẫn". Ăn và nghe chuyện và tham gia vào câu chuyện là cái nếp sống của đám thực khách đa sự chiếm số đông trong cư dân ngõ này. Lúc này, đóng vai người chứng kiến duy nhất của lịch sử, bà Thìn được hưởng đặc quyền tự do chứ không phải giữ gìn tư cách như khi làm nhiệm vụ hòa giải. Bà cười he he, bà cười khành khạch. Rồi bà tặc lưỡi:<br />
<br />
- Hãy đợi chiều nay xem thế nào. Không khéo vợ chồng nhà này tan cửa nát nhà chứ chẳng chơi đâu.<br />
<br />
Tan cửa nát nhà! Chứ còn gì! Nghe bà tổ trưởng nói vậy, ngõ phố ồn ào lo ngại lắm. Từ hai hôm nay được là người hàng xóm của vợ chồng Thuật, tôi đã trở thành trung tâm của nỗi lo ngại và hồi hộp của bao người trong ngõ phố này. Và lúc này, khi từ công ty trở về, đi qua cái cổng nhà chung của tôi và vợ chồng Thuật, thật rất bất ngờ, tôi đã rơi vào một cơn sụt hẫng không đón chờ. Là bởi vì tôi đã dự đoán, tôi đã đón đợi không phải là vẻ vô tư, thản nhiên của mảnh sân, bờ tường, cùng sự êm ả tĩnh lặng của cảnh quan. Biến đi đâu cả rồi những hỗn âm náo động?<br />
<br />
Cửa nhà Thuật mở toang hai cánh, chứng tỏ Thuật nằm ở trong nhà. Cánh cửa bên trái là đôi dép nhựa màu tím sạch sẽ đặt cạnh cái chổi đót cán dài tựa vào bờ tường. Đối diện, trên nền xi măng đánh màu xanh bóng, Mích khoanh tròn một khối bông tơ vàng hươm hật hờ cái đuôi xù đánh nhịp, lim dim mắt, chập chờn trong giấc mộng yêu đương có bóng hình con chó cái màu trắng. Mích, vệ sĩ của sự yên bình, nó trung thành với vũ điệu cái đuôi thường ngày. Chính nó cũng không ngờ là mình đã đánh nhịp cho tiếng nói véo von của một người phụ nữ trẻ ẵm đứa con nhỏ đang qua cổng, bước lên thềm, ngay lúc sau đó khi tôi vừa đi qua:<br />
<br />
- A! Con mèo Mướp! Tí Tồ có thấy con mèo Mướp ở trên mái nhà nhà mình không? Con meo con mẻo con mèo/ Ai dạy mày chèo, mày chẳng dạy tao. Nào, để mẹ gọi con mèo Mướp xuống chơi với Tí Tồ nhé. Miu miu...<br />
<br />
Vợ Thuật đã về. Tay cắp nón, tay ẵm thằng bé con, ục ịch nhưng thị bước thoăn thoắt, trong khi cái miệng thì dẻo kẹo, vui vẻ ngọt ngào vô cùng. Tôi vội lánh mặt vào nhà phấp phỏng như mặt hồ thu trước cơn gió thổi.<br />
<br />
Cử chỉ đặt thằng bé lên thềm sau khi chúm môi gọi miu miu của vợ Thuật chưa nói lên điều gì. Cũng vậy thôi khi thị sửa lại áo quần và chỉnh lại đôi dép cho thằng bé. Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Luật tạo hóa là vậy. Cứ tuần tự chẳng phải dậy, rồi thằng Tí Tồ sẽ đi, sẽ biết nói và sẽ biết chửi nữa cho mà xem! Nhưng lúc này, thằng Tí Tồ bị sởi chạy hậu nên mười một tháng rồi còn chưa đi được. Vì chân nó còn yếu lắm. Vì vậy mẹ nó phải dẫn nó vào tới cửa, rồi mới buông tay:<br />
<br />
- Tí Tồ đi vào nhà mình đi, con!<br />
<br />
Chân Tí Tồ khuỳnh khuỳnh. Thằng này lớn lên chân sẽ vòng kiềng, chữ bát hẳn thôi. Nó có yếu thật, nhưng nó cũng khôn ngoan, và cảm nhận được tình âu yếm và sự khích lệ trong lời mẹ, nên rời tay mẹ, nó liền lẫm chẫm bước mấy bước, rồi ập ngay vào bức tường ngăn.<br />
<br />
- Hoan hô Tí Tồ! Tí Tồ của mẹ giỏi quá! Tí Tồ đi sang giường bố gọi bố Thuật dậy cho mẹ xem nào.<br />
<br />
Tim tôi thót lại, thắt nghẹt, chênh vênh một nỗi vui chen lẫn lo ngại. Chiếc cầu đã từ bờ bên này hướng sang bờ bên kia. Nó hướng thẳng sang, dứt khoát sang, trong tiếng giục liên tiếp của vợ Thuật với đứa nhỏ hết sức tự nhiên và thương mến:<br />
<br />
- Tí Tồ đi sang giường bố gọi bố Thuật dậy cho mẹ xem nào!<br />
<br />
- Ô ô ô... ại ại ...<br />
<br />
Thằng Tí Tồ đã cất tiếng. Đó chỉ là những âm tiết đầu tiên của quá trình tập nói. Và tôi bây giờ mới thật sự rơi vào trạng thái luận suy căng thẳng. Nhưng sự việc giản dị hơn nhiều.<br />
<br />
- Ấy, ấy, đau tóc bố! Bố dậy rồi! Bố dậy rồi đây, Tí Tồ!<br />
<br />
Trời ạ! Đó là tiếng kêu rối rít khàn rè giọng thuốc lào của Thuật. Thuật đã thức và quay ra, quàng tay qua vai thằng bé, kéo nó lại gần, rồi hôn chun chút vào má nó liên hồi. Rồi y cao giọng:<br />
<br />
- Thế Tí Tồ của bố ở nhà trẻ có ngoan không. Mẹ Tí Tồ đã mua Bim Bim cho Tí Tồ chưa?<br />
<br />
Đứng ở ngoài cửa, tay nắn nắm búp tóc sau gáy, như chỉ chờ có vậy, vợ Thuật liền cất tiếng:<br />
<br />
- Mua rồi! Không có thì có chịu về khối ra đấy. Mà sao nhà trẻ cho thằng bé ăn đói thế không biết!<br />
<br />
Ôi, tự nhiên và thân mật làm sao! Tự nhiên và thân mật như vốn nó là vậy. Vốn nó là vậy. Chứ không có câu chuyện đổ quán xiêu đình sáng nay. Càng không có chuyện tan đàn xẻ nghé. Và làm gì có chuyện đổ máu! Vợ Thuật là con người hiện hữu đây, chứ y đâu có phải là người đàn bà đanh đá, tai quái sáng nay. Cũng vậy thôi, Thuật đâu có phải là kẻ đã tham gia cuộc xung sát bằng bơm xe và dao dựa, cũng không có cuộc khẩu chiến giằng dai sau đó!<br />
<br />
Chẳng có gì khác thường xảy ra cả. Tự nhiên và thân mật, bước vào buồng trong, vứt cái nón xuống sàn, vợ Thuật nhìn chồng, hai má ứ đỏ, giọng nhẹ tênh tênh:<br />
<br />
- Bố Tí Tồ đã đỡ chưa? Em mua thịt quay Hàng Buồm về cho mình đấy. Cả chân gà nướng Quảng Châu nữa!<br />
<br />
Chống tay ngồi dậy, Thuật gãi cái đầu rậm kêu: đỡ rồi, và ngước lên nhìn vợ, mặt y lập tức ngây đờ:<br />
<br />
- Ơ, mới làm đầu à? Trông là lạ!<br />
<br />
Một lần nữa, chỉ chờ có vậy là vợ Thuật ghé mông xuống bên chiếc giường chồng đang ngồi. Bây giờ thị mới bỏ cái mũ nilông chụp mái tóc mới uốn từ hiệu làm đầu về. Thị để tóc kiểu mới, ngắn ngủn kiểu ca sĩ đang thịnh hành, như con trai, kiểu đầu này khiến hai má y phinh phính trẻ ra. Và đưa tay lên nắn nắn mấy búp tóc phía sau, thị khịt khịt cái mũi tẹt:<br />
<br />
- Có được không? Bạn hàng nó cứ giục. Chỉ sợ trẻ quá!<br />
<br />
Vừa nói, vợ Thuật vừa cười lỏn lẻn và lăn tăn ánh mắt nhìn chồng. Thị nhìn chồng như lần đầu được thấy hắn. Cái nhìn ấy nói rằng: Thị thật hạnh phúc vì có một mái nhà, có một người chồng và một đứa con. Thị yêu chồng thị. Yêu nhiều là khác và đó là một tình yêu tự nhiên và chân thật, không câu nệ, giả dối, màu mè. Một tình yêu mang tính thực dụng, trần thế, đơn giản nhưng mạnh mẽ vững bền. Và đó là điều quan trọng, chủ yếu, còn tất cả những chuyện khác chỉ là phù du, chốc lát, thoáng qua, là hệ quả nhất thời, là bên ngoài và không cần để bụng, chẳng cần nhập tâm. Mà để bụng, nhập tâm làm gì! Một mình mình có khi còn tự tức tối dằn dỗi với mình. Huống chi đây là hai người, một đàn ông, một đàn bà. Huống chi cuộc sống vốn cực nhọc, khốn khó rồi! Kiếm sống và nuôi dạy con cái, sinh tồn là cả một công cuộc gian nan, cần có sự kết liên bền chặt vĩnh viễn của cả vợ lẫn chồng, chứ đâu có phải động một tý là tính chuyện chia lìa và để bụng giận hờn.<br />
<br />
- Ơ kìa, anh làm cái gì đấy!<br />
<br />
Thốt nhiên, vợ Thuật hẩy tay chồng, khe khẽ kêu, nhưng hình như thị bị bịt mồm. Thị kêu ráo riết như bị ngạt: "Để đến tối! Để đến tối. Ơ kìa! Rối hết tóc em rồi. Ốm gì mà ốm thế! Tí Tồ ra kia chơi với con miu nhé! Nhưng mà cửa rả toang hoang thế kia, bà Thìn bà ấy vào thì... mặt mo. Ái, đau! Để em nằm lui vào! Ứ ừ, vừa vừa thôi, không mệt rồi lại cáu!".<br />
<br />
- Mặc kệ!- Thuật chồm lên, hấp hổm, vập mặt xuống ngực vợ.<br />
<br />
Vợ Thuật cố nghển dậy đẩy ngón tay vào trán chồng, đay đả nồng nàn:<br />
<br />
- Này, cái mặt! Sáng nay trông cứ như mặt giặc. Tối qua người ta kêu mệt, người ta không cho, thế là gây sự, ai còn lạ!<br />
<br />
Ngoài cửa, Mích chống chân ngồi dậy. Nghe tiếng vợ Thuật rẫy, quẫy, đạp, kêu hức hức, rên hừ hừ, rồi đấm lưng chồng thình thịch, Mích lại hắt hơi đánh xịch và gầm gừ trong họng. Con người thật là giống rất lạ, vừa chửi nhau, đánh nhau buổi sáng đấy mà bây giờ đã lại âu yếm nhau. Mà yêu nhau kiểu gì mà như vật nhau thế!<br />
<br />
Bên nhà, tôi nằm im, tôi muốn mình ngừng thở!<img src="/forum/images/smilies/yahoo/4.gif" style="vertical-align: middle;" border="0" alt="big green" title="big green" />
Posted on Mon, 21 Feb 2011 06:11:39 +0000 at
/forum/showthread.php?tid=10958