RE: Rèn luyện các kỹ năng
Hạ Vàng > 23-02-18, 12:42 AM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (PROBLEM SOLVING SKILLS)
Chưa kể khi bạn muốn xây dựng một sự nghiệp của riêng mình, ngay cả khi đi phỏng vấn xin việc, chủ doanh nghiệp bao giờ cũng quan tâm BẠN CÓ KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ hay không.
Bởi không ai muốn tuyển dụng và trả lương cho một nhân viên không thể tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc hàng ngày. Cũng không người Sếp nào có đủ kiên nhẫn huấn luyện bạn suốt một thời gian dài, nếu bạn không tự rèn luyện cho chính mình.
Một nhân viên không có kỹ năng GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ thì sẽ phát triển rất tốt kỹ năng "tìm người gánh tội" hoặc "than vãn khó khăn".
Tôi tin bạn sẽ không muốn mình trở thành những người như thế. Bởi vì khi bạn làm như vậy, cũng có nghĩa bạn đã công nhận mình thất bại.
Kỹ năng giải quyết vấn đề không cần phải để đến khi bạn có một định hướng nghề nghiệp, hay khi đã ổn định công việc nào đó mới có thể rèn luyện được.
BẠN CÓ THỂ RÈN LUYỆN TỪ CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY và NGAY BÂY GIỜ.
Khi cần giải quyết một vấn đề, người ta dựa vào các câu trả lời cho 5 loại câu hỏi "W" - What, why, how, who, when.
WHAT: Chuyện gì đã xảy ra? (tình huống)
WHY: Tại sao / lý do nó xảy ra? (nguyên nhân)
HOW: Làm thế nào để nó không tiếp tục / làm thế nào để xử lý để tốt hơn? (cách giải quyết)
WHO: Người nào sẽ giải quyết? (phân công)
WHEN: Khi nào giải quyết? (thời hạn / deadline)
Dạo quanh một vòng trên mạng xã hội, bạn đọc được một tin tức nào đó và cảm thấy bức xúc (TÌNH HUỐNG), đương nhiên sẽ phải để lại vài lời comment nào đó.
Bạn không biết mình đã bỏ qua cơ hội tự rèn luyện chính mình.
Nếu bình tâm suy nghĩ lại, bạn có biết NGUYÊN NHÂN nào mà thông tin / bài viết đó làm bạn bức xúc hay không? Vì trái ý với bạn? Vì cách diễn đạt ngông nghênh? Vì ý kiến đó phản bác mình?...
Vậy nếu bạn là chủ topic, bạn sẽ viết / xử lý như thế nào để không bị phản bác? Vậy bản thân bạn nên xử lý như thế nào để vấn đề đó không tiếp diễn (tình huống xấu) hoặc để mọi người hưởng ứng nhân rộng ra (tình huống tốt) (HOW).
Thông thường một người / tổ chức tích cực, người ta chỉ rút kinh nghiệm chứ không truy cứu ai đã làm (WHO) và làm khi nào (WHEN).
Tôi thường chỉ quan tâm theo khuynh hướng phân công người nào (WHO) nên làm gì (WHAT) để thay đổi tình trạng và khi nào cần phải làm (WHEN)
Nếu bạn làm được theo từng bước trên, chẳng những lời comment của bạn sẽ có giá trị hơn, bởi mọi người đọc sẽ hiểu cần nên làm gì; mà bản thân bạn đã học được rất nhiều cách điều chỉnh hành vi / lời nói / viết / biện luận . Bạn còn nâng cao khả năng quan sát, phân tích, biện luận... cho chính bản thân.
Tôi tin những điều trên nếu thành thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn thành công trên đường đời của bạn.
HV 22.02.2018
996474&type=3&ifg=1[/video]