Cách của bạn chính là cách tạo key của microsoft cho win và office ngày xưa. Minh một bản cài được nhiều máy. Hồi đó, mua một đĩa windows 95/97 giá tầm 400.000 > 1 chỉ vàng nhưng cài 3 máy đã có lãi (150.000/1 máy). Khi mình viết cho khách hàng tất nhiên phải giao key, có key thì khách xài thoải máy. Để xử lý trường hợp này thì kiểm tra ID ổ cứng hoặc ID main của máy khách, mà xử lý phương pháp này thì cũng không cần tạo key để làm gì. Nói chung chỉ cần kiểm tra ID main hoặc ID ổ cứng là được (tôi cũng đã gặp trường hợp 2 máy có ID main giống nhau - chỉ một lần trong đời. Nhưng chưa bao giờ gặp ID ổ cứng trùng nhau). Phần mềm dùng thử thì xử lý số lượng đếm record cũng được nhưng cho số lượng ít qua thì vài ngày đã khoá phần mềm, người sử dụng chưa thấy gì đã chán, nhiều quá thì bị trường hợp sử dụng một vài tháng, tạo CSDL mới nhập tồn đầu xài tiếp. Khoá ngày hệ thống thì chỉnh lùi ngày hệ thống rồi ung dung xài. Phương pháp là khoá ngày nhập liệu. Ví dụ thời hạn dụng thử là 3 tháng. Khi người sử dụng nhập liệu record đầu tiên là ngày 01/01/2020 thì bộ đếm bắt đầu tính, đến ngày 01/04/2020 thì ngày này đã hết hạn. Nếu người sử dụng nhập vào 1 ngày >=01/04/2020 một thông báo hiện lên "Đã hết hạn sử dụng". Người sử dụng OK sẽ bị 2 trường hợp: 1/ Tất cả những ngày nhập >=01/04/2020 sẽ trả về ngày 30/03/2020 hoặc tất cả record của những ngày >=01/04/2020 sẽ bị xoá hết. Như vậy các bảng tổng hợp vẫn OK nhưng không dùng được vì không đủ dữ liệu hoặc không đúng thực tế. Trược đây tôi đã bắt gặp trường hợp phần mềm báo cáo thuế của mình bị sử dụng chùa, hồi đó tôi khoá phần mềm bằng tên công ty, nghĩ rằng các công ty khác không sử dụng được vì không đổi tên công ty được thì là sao báo thuế, nhưng tôi đã nhầm. Họ không đỗi tên công ty mà sau khi in xong phần tên công ty dùng word in nhản, dán đè lên bản báo cáo rồi ung dung đi nộp