(20-06-15, 05:55 PM)tt1212 Đã viết: Cuối cùng đã có câu trả lờ mọi người Tham khảo nhé
Giá bình quân hàng nhập
M1 (3.000 x 3 + 5.000 x 5)=4.250
M2 (1.500x4 + 1.700x9)=1.638,462
M3 (8.000x6 + 10.000x10)=9.250
Ngày 10/03
Giá vốn( theo giá bình quân)
4.250x2+1.638,462x4+9.250x7=79.803,85
Doanh thu
9.000x2+27.000x4+18.000x7=252.000
Lợi nhuận gộp
252.000-79.803,85=172.196,15
Ngày 11/03
Giá vốn( theo giá bình quân)
4.250x1+1.638,462x5+9.250x2=30.942,31
Doanh thu
9.000x1+27.000x5+18.000x2=180.000
Lợi nhuận gộp
180.000-30.942,31=149.057,69
Nói chung là để tính lãi gộp cần phải nắm được giá vốn hàng hóa và giá bán của hàng hóa đó
Cách tính của bạn tt1212 là kiểu tính lợi nhuận gộp đơn giản trong trường hợp nhập một lần và bán hết hàng hóa hóa theo từng đợt nhập còn gọi là nhập trước xuất trước nhập sau xuất sau. Thực ra phương pháp này còn thêm một phần nữa là vốn hàng tồn từng mã hàng được xử lý riêng theo từng mã hàng sau khi bán hết mã hàng đó. Cách tính lãi đầy đủ như sau:
Lãi gộp = Doanh số - (Vốn hàng tồn + Vốn hàng nhập)
Lãi thuần (Lợi nhuận trước thuế) = Lãi gộp – chi phí
Lãi ròng = Lãi thuần – thuế.
Trong điều kiện hiện nay phương pháp này khó thực hiện được vì hàng hóa nhập xuất hầu như liên tục. Có những loại hàng hóa nằm kho nhiều tháng, có những loại hàng hóa vừa mua về đã bán hết. Báo cáo thuế hàng tháng (giờ là hàng quí). Cơ quan thuế đôi khi kiểm tra đột xuất. Nên hiện nay đa phần doanh nghiệp thường đăng ký hai phương pháp báo cáo tồn kho là: Nhập giá nào xuất giá đó hoặc Vốn bình quân gia quyền. Thuận lợi của hai cách tính này được tính cụ thể vốn từng loại hàng hóa. Có thể chốt hàng bất kỳ thời điểm nào. Trong thời gian qua khi viết phần mềm kế toán tôi cũng thấy hai phương pháp này phù hợp ở chỗ tính lãi gộp trực tiếp theo từng phát sinh nhập xuất
1/ Cách tính nhập giá nào xuất giá đó:
Đây là phương pháp chính xác nhất trong công việc tính lãi gộp.
Ví dụ:
Nhập 2 đợt hàng A
Khi xuất hàng
Khi viết phần mềm, với mỗi lần nhập hàng, mỗi mã hàng sẽ tạo một mã con là mã hàng kèm đơn giá nhập khi xuất hết hàng danh sách mã con sẽ mất. Lãi được tính bằng: giá bán – giá vốn (cắt từ mã con)
Ưu điểm: lãi gộp được tính trực tiếp trên record nhập liệu. Bán em nào là biết ngay lãi của nó. Giá trị hàng tồn cũng dễ tính.
Khuyết điểm: Do phát sinh mã con số lượng lớn máy yếu yếu mà gặp đơn vị có nhiều mã hàng (tạp hóa, hàng xén...) có nguy cơ bị đơ trong thời gian ngắn.
2/ Cách tính vốn bình quân gia quyền:
Thông thường cách này vốn được xử lý bình quân gia quyền trên từng tháng (thực tế giá bình quân được tính trên từng phát sinh hàng hóa nhưng khi có phát sinh nhập, giá vốn bình quân gia quyền sẽ được tính lại nên chỉ chính xác sau một tháng kết thúc)
Cách tính cho 1 mã hàng A như sau: Số lượng tồn đầu (SLTĐ), Giá trị tồn đầu (GTTĐ), Số lượng nhập (SLN), Giá trị nhập (GTN), Tổng số lượng xuất (SLX), Tổng vốn xuất (GTX), Tổng doanh số (GTB), Số lượng tồn (SLT), Giá trị tồn (GTT). Cứ như thế để giải quyết tất cả hàng hóa. Tồn cuối sẽ là tồn đầu cho tháng sau.
Ưu điểm: dễ dàng tạo query tổng trong từng tháng. Phần mềm chạy nhẹ hơn cách tính nhập giá nào xuất giá đó.
Khuyết điểm: Khi thay đổi dữ liệu tại một thời điểm quá khứ, phải chạy cập nhật lại từ thời điểm bị thay đổi đến thời gian hiện tại, đơn giá vốn dễ phát sinh số thập phân nên phải viết code xử lý cắt giá trị tồn về 0 khi hết hàng. Mỗi lần nhập hàng vốn sẽ thay đổi nên lãi gộp chỉ chính xác sau khi kết thúc tháng hoạt động.
Mong được sự góp ý thêm của các bạn.