tranthanhan1962 > 07-04-15, 04:28 PM
Xuân Thanh > 07-04-15, 04:51 PM
maidinhdan > 07-04-15, 09:56 PM
(07-04-15, 04:28 PM)tranthanhan1962 Đã viết: Lúc mới bước chân làm lĩnh vực phần mềm mình cũng đã trải qua việc thành lập nhóm. Rồi cũng chôm chỉa các phần cr@ck, chỉnh sửa tứ tung…Nhưng cuối cũng vẫn không thành công. Đến khi mình rút lui ra khỏi các nhóm (chỉ rút lui ra khỏi nhóm thôi chứ những người đó vẫn là những người bạn, người thầy chân tình của mình đến giờ). Trở thành một writer program solo tự viết từ A đến Z, Thực ra ban đầu rất gian khổ. Tự xử lý vấn đề từ A đến Z không phải dễ dàng gì. Nhưng được một điều mình những sự hỗ trợ của bạn bè được chuyển hóa theo luồng suy nghĩ của mình, không còn có chuyện chừa code này cho ông A, code kia cho ông B không dám chỉnh sửa vì sợ bạn mích lòng. Một kinh nghiệm nhỏ là sau một thời gian solo lượng bạn bè lại đông hơn mới lạ. Mình nhắc lại đây là những suy nghĩ nhỏ của mình trong thiết kế phần mềm cơ sở dữ liệu để trao đổi giao lưu với các bạn chứ không có ý gì khác.
1/ Viết cho ai?
Đây là bước đầu tiên. Quan trọng nhất trước khi viết phần mềm ứng dụng cơ sở dữ liệu (thôi mình sẽ gọi tắt là phần mềm cho gọn) phải biết chắc trình độ của người xử dụng. Viết cho kế toán phải khác với viết cho nhân viên văn phòng. Viết cho kế toán ngành xây dựng phải khác với viết cho kế toán công ty buôn bán xe. Viết cho ông kế toán già mới abc tin học khác khi viết cho một bạn kế toán mới ra trường trình độ ôm keyboard gấp mấy lần mình.
2/ Phải hiểu người xử dụng muốn gì?
Đây là công việc khó nhất trong công tác chuẩn bị. Không phải người xử dụng chương trình nào của có khả năng truyền đạt mong muốn của họ cho chúng ta. Nếu chưa “chắc chắn” hiểu rõ họ muốn gì thì ta khoan thực hiện công việc. Bởi một đều chắc chắn là sau bao công cực khổ lên bờ xuống ruộng. Khi viết xong chương trình họ phán một câu xanh dờn “không phải như thế này”. Lúc này điều nên làm là bỏ hẳn cái phần mềm mình đã kỳ công sáng tạo, rồi mở cuộc “điều tra xét hỏi”, sau khi chắc ăn thì viết lại từ đầu. Sẽ ít cực khổ hơn là đeo thêm một đống code. Rồi sau đó chương trình sẽ lê lết một cách cực khổ khi thực hiện lệnh.
3/ Đầu tư thật nhiều và kỹ lưỡng trong khâu phân tích:
Nếu chúng ta phân tích kỹ trong khâu xây dựng table và relationship sau này chúng ta rất nhẹ trong các khâu lập query và code. Quan trọng nhất là thiết kế table nền (maintable) nó phải đủ khả năng quản lý toàn bộ dữ liệu chính thống của chương trình. Ví dụ thay vì làm 1 table ca sĩ, 1 table vũ công, một table nhạc công thì làm thẳng 1 maintable nghệ sĩ rồi làm 1 subtable nghề nghiệp hoặc là thay gì làm một 1 thu, một table chi mình sẽ thay bằng một maintable thu chi và 1 subtable nghiệp vụ để sau này khi cần mình sẽ thêm nhập xuất vào subtable nghiệp vụ là xong.
4/ Tận dụng tối đa code DoCmd.RunSQL để Update, Append, Filter dữ liệu thay thế các lệnh này trong phương thức recordset nếu có thể được. Điều này sẽ làm cho chương trình làm việc nhanh hơn.
5/ Giao diện Form nhập liệu phải bắt mắt nhưng cần đơn giản không cần chèn những hình ảnh nặng nề làm hao tốn ram và hoa mắt người nhập liệu. Điều quan trọng là các objet phải cân đối, thứ tự rõ ràng để người nhập liệu dễ dàng thuận lợi. Chỉ thực hiện vừa đủ yêu cầu của người xử dụng. Không cần thể hiện trong những chiêu thức như đổi hình, chữ chạy, vì có khi lợi bất cập hại.
7/ Nếu có điều kiện và khả năng bung hết kiến thức, trình độ thẩm mỹ hoặc tất cả mọi chiêu trò có thể vào phần thiết kế form startup. Cái nầy rất dễ hấp dẫn người sử dụng. Nếu bạn thấy trước hoặc sau khi nhập liệu, người ta còn mê mẫn ngắm nghía cái form này thì mình đã thành công.
Đây là những ý kiến nhỏ rút ra từ kinh nghiệm riêng của mình mời các bạn tham gia để cùng chia sẽ những điều thú vị và tốt nhất trong công việc.