(06-04-20, 12:22 AM)ongke0711 Đã viết: Table Tồn Đầu Tháng được kết chuyển và lưu hàng tháng giúp giảm tải việc phải chạy query lấy dữ liệu từ lúc đầu nhâp liệu tới tháng cần báo cáo.
Ví dụ: Nếu không có số TDK hàng tháng thì khi bạn muốn lấy tồn ĐK tháng 6 thì bạn phải lấy tất cả lượng (Nhập -Xuất) từ lúc mở sổ nhập liệu tới 31/5.
Nếu dữ liệu đã nhập nhiều năm thì chẳng lẻ phải query mấy ngàn dòng dữ liệu nhập xuất từ các năm trước tới thời điểm tính tồn kho mới lấy ra được số TĐK?. Điều này là không thực tế.
Nếu có TĐK hàng tháng thì khi muốn tính tồn tháng nào chỉ cần móc dữ liệu TDK tháng đó đưa vô + Nhập TK - Xuất TK là xong.
Nếu không có tồn đầu hàng tháng (cả số lượng + Giá trị) Thì làm sao đúng quy định kế toán về bình quân gia quyền. 2 Phương pháp tính giá vốn:
1/ Nhập giá nào xuất vốn giá đó.
2/ Giá vốn trong thời gian cụ thể = (giá trị tồn đầu + giá trị nhập)/(số lượng tồn đầu + số lượng nhập) [BQGQ]
Hai phương pháp tính giá vốn này phài chọn 1 để đăng ký cơ quan thuế. Căn cứ vào giá vốn này để hạch toán lãi trong kỳ kế toán. Đây cũng là thực tế buột phải chọn nếu không thì không được đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp thuế khoán), mà giờ thì ngoài của hàng ăn uống và shop thì tất cả điều phải lên doanh nghiệp kể cả thuốc tây, lẫn tiệm vàng (thực ra hai ngành này báo cáo thuế tự khai - cũng căn cứ vào 1 trong 2 kiểu tính giá vốn kia - nhưng tính làm sau cho đủ thuế khoán) chứ tiệm vàng thì làm giá có hoá đơn đầu vào, ông nông dân bán 5 chỉ vàng để mua thuốc trừ sâu đâu có ra được hoá đơn đỏ cho tiệm vàng, tiệm thuốc tây bán 2 viên paradone 4.000 Đâu có ra hoá đơn đầu ra người mua.
Vậy đó nhưng phải làm đúng đăng kí nếu không muốn bị phạt. Tuy nhiên dù cho nhiều năm nhưng khả năng sửa chữa của các năm trước hầu như không có. Vì sau tháng ba hàng năm thì phải báo cáo tài chính (chốt số liệu). Và không còn được sửa nữa. Cho nên dữ liệu chỉ chạy tối đa cũng khoảng 16 tháng (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau của năm báo cáo) còn các năm đã báo cáo tài chính rồi thì không được thay đổi số liệu (lỡ sai thì ráng chịu, sai lỗ thì ráng chịu, sai lời thì đóng phạt).
Ví dụ: cuối năm báo cáo tài chính Công ty Doanh thu 300.000.000đ, (vốn + chi phí) = 280.000.000 đ => lãi 20.000.000 đ => đóng thuế thu nhập doanh =20.000.000 đ * 20% =4.000.000đ
Nhưng trường hợp 1/ Nếu tính sai thực ra vốn +chi phí > 280.000.000 thì công ty ráng chịu, đóng thuế thừa do tại doanh nghiệp làm sai thì kêu ca với ai.
Trường hợp 2/ Nếu tính sai vốn + chi phí < 280.000.000 đ do tính sai giá vốn cao hơn số liệu hoặc hoá đơn chi phí không hợp lệ bị xuất toán. thì phải đóng thêm phần còn thiếu thuế + phần thuế còn thiếu * lãi ngân hàng từ lúc đóng thuế đến ngày hiện tại. Cơ sở để tính tồn kho vốn BQGQ hay nhập gía nào xuất vốn giá đó dều phải lên báo cáo hàng tháng. Trước khi tính được lãi để đóng thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải làm Tờ khai thuế TNDN tạm tính để đối chiếu với lãi thực tế của doanh nghiệp.
Rất chặt chẽ. Nội cái báo cáo thuế GTGT thì biết GTGT phải nộp hàng tháng tháng nào tk 3331>133 (gtgt đầu ra lớn hơn đầu vào) doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng, trể bị phạt, nếu tk 133>3331 (gtgt dầu vào lớn hơn đầu ra) thì để đó chờ chừng nào gtgt dầu ra lớn hơn đầu vào thì trừ, nếu khoông chờ đến gtgt đầu vào lớn hơn vài tỷ thì làm hồ sơ xin hoàn thuế chờ khoản vài năm sẽ được đơn vị thuế OK mới được lãnh ra.