• Loại dầu ăn nào phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường
  • Loại dầu ăn nào phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

    thanhdiapro > 24-07-17, 10:55 PM

    Người mắc bệnh tiểu đường thường phải kiêng rất nhiều thứ, đặc biệt là những món ăn nhiều tinh bột hoặc đường. Chính vì thế, không phải loại dầu ăn nào bệnh nhân tiểu đường cũng sử dụng được trong bữa ăn hàng ngày. Sau đây là 8 loại dầu ăn mà họ có thể sử dụng được:
    1,Dầu dừa: loại dầu thực vật này thật sự là loại có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy từng người sẽ hợp khẩu vị với loại dầu này.
    [Hình: benh-nhan-tieu-duong-nen-lua-chon-dau-an-loai-nao.jpg]
    2, Dầu oliu nguyên chất: loại dầu này có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe con người. Đó là loại dầu mà người bệnh nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
    3, Dầu tinh chế thích hợp với bệnh nhân tiểu đường: loại dầu này đã được các nhà nghiên cứu sáng chế ra với những đặc tính thích hợp nhất với bệnh nhân tiểu đường.
    4, Dầu hạt lanh: loại này có lượng các axit béo omega -3 rất tốt cho sức khỏe và cả người bệnh.
    5, Dầu hạt cải: Mùi trung tính kết hợp với lượng axit béo omega dồi dào đã tạo ra loại dầu có hàm lượng béo bão hòa.
    6, Dầu hoa rum: Loại dầu này giúp kiểm soát đường huyết, độ nhạy cảm của isnsualin và cholesteron.
    7, Dầu mè: không còn xa lạ gì với người tiêu dùng, dầu mè có điểm hóa hơi cao, nên có thể đun ở nhiệt độ cao khi chiên.
    8, Dầu trái bơ: Với nguồn dồi dào chất béo không bão hòa, dầu trái bơ giúp người bệnh củng cố mức độ đường huyết và insualin.
    Trên đây là 8 loại dầu mà người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng trong các món chiên, xào, nấu hàng ngày.
  • RE: Loại dầu ăn nào phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

    chemgioti > 27-11-21, 03:21 PM

    người tiểu đường khi ăn uống cần phải kiêng cữ nhiều lắm. nên ăn đồ ăn thực vật nhiều hơn
  • RE: Loại dầu ăn nào phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

    tranthanhan1962 > 28-11-21, 12:48 AM

    (27-11-21, 03:21 PM)chemgioti Đã viết: người tiểu đường khi ăn uống cần phải kiêng cữ nhiều lắm. nên ăn đồ ăn thực vật nhiều hơn
    Bạn có biết 20% người tiểu đường chết do hạ đường huyết không. Đường cao còn biến chứng này nọ từ từ chết, còn hạ đường huyết là chết ngay lập tức, chết không kịp trăng trối. Cũng như bệnh cao huyết áp không đáng sợ bằng tuột huyết áp. Đường huyết tốt nhất nằm trong khoảng 68 mg/dL (3.8 mmol/l) - 116 mg/dL (6.4 mmol/l). Nhưng bệnh viện chỉ điều trị người có chỉ số đường cao hơn 162 mg/dL (9.0 mmol/l), và mục tiêu điều trị là khống chế chỉ số đường là 130 mg/dL (7.2 mmol/l). Chỉ số đường < 9.0 mmol/l chỉ được bác sĩ dặn hạn chế sử dụng đường vì mức này chưa nguy hiểm, vả lại sử dụng thuốc sẽ đi kèm phản ứng phụ và có khả năng tuột đường huyết cao. Mục tiêu điều trị vẫn giữ mức cao là 7.2 mmol/l chứ không phải là 6.4 mmol/l vì phải chừa lại một phần đường nếu cắt giảm sâu dễ xảy ra việc tuột đường huyết rất nguy hiểm. Người không bệnh tiểu đường thì tuyến tụy (lá lách) sản sinh isoline dồi dào. chất nầy có nhiệm vụ chuyển hóa đường từ máu vào mô cơ (mấy võ sĩ boxing khi hết hiệp thường đươc nhét một cục vào miệng chính là cục đường để tăng đường cho cơ bắp). Khi bị tiểu đường tupe 1 là tuyến tụy hư mẹ nó rồi cơ thể hoàn toàn không có isoline nên phải chích isoline. Chích isoline không phải như tuyến tụy tạo isoline phản ứng phụ của nó là sốc thuốc, hôn mê, tử vong rất nguy hiểm. Tiểu đường tupe 2 là lách yếu vẫn con tạo isoline nhưng ít quá nên không chuyển hóa hết số đường dư trong máu vào cơ nên đường huyết cao. Thuốc trị chứa chất metformin khống chế không cho tinh bột tạo thành đường nên đường huyết không cao nhưng khi cơ thể hết đường thì bị tuột đường. Một số loại thuốc nam có thể tăng chất isoline cho cơ thể khi uống vào như dây thìa canh, lá bằng lăng còn tốt hơn thuốc tây. Lợi dụng điều này mấy kẻ lừa đảo "nhà tôi 3 đời..." hốt tiền mấy người nhẹ dạ mấy kẻ này có khi chẳng biết dây thìa canh, lá băng lăng hình dáng ra sao! Trị bằng thuốc nam rất tốt (không phản ứng phụ, tăng isoline cho cơ thể, không khống chế tinh bột chuyển hóa đường nên không bị tuột đường). Nhưng cũng phức tạp mỗi người phải tự định lượng thuốc cho chính mình (cân thuốc khi nấu, đo test đường sau mỗi lần uống thuốc). Việc này khi điều trị bằng thuốc tây bác sĩ cũng làm vậy. Vấn đề kiêng cữ khi bị tiểu đường cũng nên cần xem lại, coi chừng lợi bất cập hại