Câu chuyện 1<br />
<br />
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu<br />
được từ trong rừng lại có người ghét cậu.<br />
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận<br />
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.<br />
Câu chuyện thứ hai:<br />
<br />
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể<br />
hả con?"<br />
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người<br />
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất<br />
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục<br />
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."<br />
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi<br />
mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học<br />
được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn<br />
nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."<br />
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ<br />
chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của<br />
mẹ."<br />
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì<br />
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng<br />
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm<br />
đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối.<br />
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.<br />
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố<br />
khóc như tôi.<br />
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời<br />
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ<br />
nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.<br />
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ,<br />
phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."<br />
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"<br />
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa<br />
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc<br />
sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để<br />
mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."<br />
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải<br />
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.<br />
<br />
Câu chuyện thứ 3<br />
<br />
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.<br />
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên<br />
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề<br />
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo<br />
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi<br />
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.<br />
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp<br />
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu<br />
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được<br />
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.<br />
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.<br />
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.<br />
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là<br />
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống<br />
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng<br />
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con<br />
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không<br />
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều<br />
mình đã làm."<br />
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng<br />
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành<br />
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó<br />
<br />
Câu chuyện thứ 4<br />
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như<br />
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.<br />
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác<br />
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của<br />
các họa sỹ nổi tiếng.<br />
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền<br />
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của<br />
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.<br />
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như<br />
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu<br />
chuyện xảy ra...<br />
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã<br />
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là<br />
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con<br />
mình.<br />
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng<br />
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.<br />
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta<br />
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến<br />
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về<br />
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu<br />
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.<br />
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể<br />
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở<br />
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai<br />
tay cầm một bọc lớn.<br />
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con<br />
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết<br />
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu<br />
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không<br />
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng<br />
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."<br />
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn<br />
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước<br />
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có<br />
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."<br />
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài<br />
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất<br />
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm<br />
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi<br />
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và<br />
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác<br />
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên<br />
và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu<br />
tiên sẽ là bức chân dung này..."<br />
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta<br />
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"<br />
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"<br />
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"<br />
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"<br />
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"<br />
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá<br />
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán<br />
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là<br />
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và<br />
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý<br />
không?"<br />
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"<br />
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt<br />
đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến.<br />
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta<br />
sẽ dừng tại đây!"<br />
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ<br />
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi<br />
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,<br />
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC<br />
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”<br />
<br />
<br />
HÃY THẮP LÊN MỘT QUE DIÊM<br />
Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng -<br />
ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang<br />
diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói :<br />
<br />
- Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận<br />
động này.<br />
<br />
Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong boáng tối âm u. Ông John Keller<br />
nói tiếp:<br />
<br />
- Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm<br />
đang cháy thì hãy hô to "Đã thấy!".<br />
<br />
Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!".<br />
<br />
Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích:<br />
<br />
- Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ bé như một que diêm cũng sẽ<br />
chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy.<br />
<br />
Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vang<br />
lên :<br />
<br />
- Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên !<br />
Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.<br />
<br />
Ông John Keller kết luận :<br />
<br />
- Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến<br />
tranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tình<br />
thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là môi<br />
trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sống<br />
chung không tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khi<br />
con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm khổ<br />
nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh.<br />
<br />
Cách tốt nhất để xây dựng hoà bình là tăng thêm thật nhiều những hành<br />
động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương<br />
xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que<br />
diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những<br />
hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của những<br />
đau khổ và cái ác.
Posted on Sat, 18 Dec 2010 14:57:26 +0000 at
http://forum.petalia.org/index.php?/topic/59564-suy-ng%e1%ba%abm-lam-ng%c6%b0%e1%bb%9di/